Sự Ra Đời Của Âm Nhạc Trung Hoa: Nhạc Cụ Đầu Tiên

Sự Ra Đời Của Âm Nhạc Trung Hoa: Nhạc Cụ Đầu Tiên

Thứ Tư 07/05/2023

Nếu đã từng xem các buổi biển diễn của Shen Yun thì hẳn bạn cũng nhận ra một điều thú vị: Dàn nhạc giao hưởng Shen Yun sử dụng kết hợp giữa nhạc khí phương Tây và đa dạng các loại nhạc cụ Trung Quốc. Âm nhạc Trung Hoa với hơn 5000 năm lịch sử đã khởi nguồn như thế nào?

 

Tương truyền, nhạc cụ đầu tiên được tạo tác bởi hoàng đế Phục Hy đầu người thân rồng, vốn là con trai của Lôi Thần và một cô gái chốn phàm gian.

 

 

Vị Thần-nhân Phục Hy đã chăm sóc cho nhân loại từ buổi sơ khai, khi con người mới được sinh ra. Ông phát hiện ra rằng, con người luôn phải vật lộn với những vấn đề sinh tồn cơ bản. Họ không sao tìm được đủ lương thực. Khi tìm được rồi, họ lại ăn thịt và rau chưa qua chế biến, dẫn đến mắc bệnh. Ông bèn dạy con người cách chăn nuôi, săn bắn, bắt cá, và dùng  lửa nấu  ăn. Không chỉ vậy, Phục Hy còn định ra chế độ hôn nhân, đặt nền móng cho một xã hội ổn định.

Sau khi hoàn thành những việc vĩ đại ấy, ông lại muốn mang đến cho nhân loại niềm hạnh phúc lớn lao hơn - đó là âm nhạc.

 

Nhạc cụ đầu tiên

Một buổi xế chiều, khi đang tản bộ với suy nghĩ miên man rằng làm sao để mang âm nhạc đến cho con người, Phục Hy bất chợt thấy trước mắt  mình một cây ngô đồng. Khi ông tiến đến gần cái cây, vầng thái dương bỗng tỏa những tia nắng hoàng hôn, nhuộm cả thiên khung trong sắc vàng kim lấp lánh. Khắp không gian như ngập tràn hương thơm và giai điệu thần thánh. Thể nghiệm điều huyền diệu ấy, Phục Hy tin rằng cây ngô đồng đã được định ra để ông tạo tác nhạc cụ đầu tiên của mình.

 

  

 

Từ cây ngô đồng, Phục Hy đẽo một bản gỗ dài và bằng phẳng, tượng trưng cho đại địa. Tiếp đó, ông tạo bản gỗ thứ hai cong cong hình vòm cung sao cho đặt khớp lên trên bản gỗ trước, tượng trưng cho bầu trời ôm lấy mặt đất. Hai bản gỗ hợp lại có bề dày 2 thốn, giống như âm và dương. Một đầu của bản gỗ thu nhỏ hơn so với đầu còn lại, rộng 4 thốn, ứng với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Trên mặt bản gỗ có 12 huy (12 nốt) tượng trưng cho 12 tháng trong năm; và 5 dây (sau này được gọi là Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ) tượng trưng cho Ngũ Hành. Từ đó, loại nhạc cụ đầu tiên thuận theo Thiên Pháp và hài hòa với vũ trụ vạn vật đã ra đời. Đó chính là cây đàn huyền thoại của Phục Hy.

Phát minh của Phục Hy đã mang đến sức sống cho nhân loại. Sau những bữa tiệc thịnh soạn đầy ắp thịt và cá nướng, người ta lại gảy đàn, chúc tụng nhau bằng những giai điệu du dương êm ái. Từ khi có nhạc cụ, chốn nhân gian mới được tận hưởng hạnh phúc vô bờ đến thế. Niềm hân hoan ấy của con người dưới hạ giới khiến cả các vị Thần cũng hiếu kỳ dõi mắt trông theo.

 

Ra mắt Thiên thượng

Một ngày, Vương Mẫu Nương Nương mở yến tiệc tại Dao Trì và mời chúng Thần tới tham dự. Các vị Thần Tiên có mặt đều sôi nổi luận đàm về loại nhạc cụ mới ở nhân gian, ai nấy cũng mong mỏi được một lần mắt thấy tai nghe, thưởng thức tiếng đàn kỳ diệu ấy. Thấy vậy, Vương Mẫu Nương Nương bèn cho mời Phục Hy tới cùng dự thịnh hội.

 

 

 

Khi yến tiệc kết thúc, chúng Thần đến quanh Phục Hy - vị khách danh dự của Thiên cung - để lắng nghe ông diễn tấu. Mỗi khi ông nhấn, gảy, hay lướt trên dây đàn thì từ những ngón tay của ông lại tuôn ra thứ giai điệu tuyệt mỹ. Cả thiên cung đều say sưa trong khúc nhạc thần thánh.

Chỉ có điều, phát minh vĩ đại này đến lúc ấy vẫn chưa được đặt tên. Sau một hồi thảo luận, các vị Thần quyết định  gọi cây đàn của Phục Hy là "Dao Cầm". Chữ "Cầm" (琴) là chỉ loại nhạc cụ có dây, còn "Dao" (瑤) vừa là chỉ ngọc bích hoặc ngọc thạch trân quý, lại vừa là chỉ Dao Trì - nơi cây đàn ra mắt lần đầu tại Thiên cung.

Cũng từ đó, cây đàn Dao Cầm của Phục Hy đã trở thành loại nhạc cụ được tôn kính nhất thời cổ đại.

 

Di sản vĩnh hằng

Di sản âm nhạc Dao Cầm không chỉ đặt định cơ sở cho nhạc lý Trung Hoa, mà còn trở thành một trong tứ trụ của nền giáo dục thời cổ đại - Cầm, Kỳ, Thư, Họa. Trong đó, "Cầm" là chỉ Dao Cầm và âm nhạc. "Kỳ" là chỉ Cờ Vây và chiến lược binh pháp. "Thư" là chỉ thư pháp và văn chương. "Họa" là chỉ hội họa và nghệ thuật thị giác.

Tiếng đàn Dao Cầm rất ưu nhã, cả âm sắc và âm vực đều vô cùng tinh tế và vi diệu, khiến lòng người chấn động. Cho đến nay, gỗ ngô đồng vẫn được lựa chọn để chế tác một số loại nhạc cụ bởi nó mang đến chất lượng âm thanh vượt trội. Loại đàn ra đời sau Dao Cầm của Phục Hy được gọi là Cổ Cầm và Cổ Tranh. So với Dao Cầm vốn chỉ có 5 dây, Cổ Cầm có thêm 2 dây nên còn gọi là "Thất huyền Cầm", còn Cổ Tranh thì có tới hơn 20 dây. Cả Cổ Cầm và Cổ Tranh đều là các loại đàn dây, khi chơi thì nghệ nhân một tay gảy đàn, còn một tay điều tiết cao độ.

Tỳ Bà và Nhị Hồ cũng là nhạc cụ bộ dây và có liên hệ với Dao Cầm. Các loại nhạc cụ kể trên đều có vị trí trọng yếu trong các nhạc phẩm và tiết mục biểu diễn của Shen Yun, tuy khác nhau về hình thức và dụng pháp, nhưng đều kế thừa từ di sản Dao Cầm và nền tảng âm nhạc mà Phục Hy kiến lập.

Trên đây chỉ là một khúc đoạn lịch sử trong dòng sông dài bất tận về Phục Hy, Dao Cầm, và nền âm nhạc cổ điển Trung Hoa.

 

Christine Lin

Ảnh từ kho Dữ liệu mở của Bảo tàng Cung điện Quốc gia (Đài Loan).

Xem bài gốc đăng trên trang web của Đoàn Biểu diễn Nghệ thuật Shen Yun

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Công ty cổ phần Legend Lacasta
Hotline
TP. Hà Nội
popup

Số lượng:

Tổng tiền: