Những Hoạt Động Thú Vị Không Thể Bỏ Lỡ Dịp Tết Trung Thu

Những Hoạt Động Thú Vị Không Thể Bỏ Lỡ Dịp Tết Trung Thu

Thứ Ba 22/08/2023

Trung Thu là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm, là dịp quan trọng để đoàn viên, tri ân, và thưởng nguyệt. Vậy các gia đình nên làm gì nhân Tết Trung Thu? Chúng ta hãy cùng ôn lại truyền thống để nhận được đôi lời gợi ý nhé.

 

1. Cùng làm bánh trung thu cổ truyền

 

Bạn yêu thích hương vị nào của bánh trung thu? Các loại bánh dẻo và bánh nướng từ lâu đã trở thành đặc trưng mỗi dịp lễ hội trăng rằm. Không gì tuyệt vời hơn được quây quần cùng cả gia đình thưởng thức miếng bánh thơm ngọt và một tách trà nóng. Bánh trung thu có vỏ ngoài mỏng làm từ bột mì. Nhân bánh đa dạng và phong phú với nhiều vị mới lạ mỗi năm. Tuy nhiên, loại nhân cổ truyền vẫn được ưa chuộng nhất với đậu đỏ, vừng hoặc hạt sen, cùng với lòng đỏ trứng muối vàng ruộm ở chính giữa - tượng trưng cho mặt trăng tròn đầy. Theo tập tục truyền thống, các thành viên trong gia đình thường cùng nhau tự tay làm những chiếc bánh trong bầu không khí vui vẻ, ấm cúng.

 

2. Tề tựu bên gia đình

Từ thời Bắc Tống (960-1127), Trung Thu đã trở thành quốc lễ, là dịp để mọi người thể hiện lòng quý trọng và biết ơn. Phong tục ấy đến nay vẫn không hề thay đổi. Bất cứ ai, dù đang ở trời nam hay bể bắc thì đều nhanh chóng trở về đoàn tụ với gia đình. Vì vậy mà cứ đến Trung Thu, trong các tập tục truyền thống, người ta luôn giữ cho nhà cửa sạch sẽ, ấm áp, và thanh tịnh. Các bà mẹ thường dành cả một ngày chuẩn bị bữa tối thịnh soạn, thơm ngon, bổ dưỡng để chào đón những thành viên xa nhà trở về. Hiện nay, tập tục này có chút thay đổi. Rất nhiều gia đình bận rộn đều chọn đến nhà hàng để cùng thưởng thức bữa tiệc đoàn viên. Nhưng cho dù thời thế đổi thay, thì với trẻ nhỏ, Trung Thu luôn là một ngày lễ tưng bừng và ngập tràn niềm vui!

 

3. Thưởng nguyệt

 

Phong tục cúng trăng đã có từ hơn 3000 năm trước. Vài trăm năm trở lại đây, các gia đình thường đặt một chiếc bàn lễ ngoài sân và bày biện bánh nướng, bánh dẻo, hoa trái theo mùa như bưởi, cam, nho, dưa hấu,... lại thắp hương và trang trí nến để mâm cỗ trông trăng thêm phần rực rỡ.  Mặc dù hiện nay, tập tục này không còn phổ biến như trước, nhưng vẫn còn rất nhiều người gìn giữ văn hóa thưởng nguyệt. Họ chọn cho mình tầm nhìn đẹp ở những nơi quang đãng, trên những ngọn đồi, hay ở bờ hồ. Ngước nhìn ánh sáng dát bạc của trăng rằm, con người bày tỏ lòng thành kính đối với trời đất và mong cầu cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.

 

4. Trang trí và gửi gắm thông điệp vào những chiếc đèn lồng

Những dãy đèn lồng rực rỡ là đặc trưng của lễ hội Trăng rằm. Trong không khí náo nhiệt của buổi ca múa mừng hội, trẻ nhỏ háo hức trang trí những chiếc đền lồng của chúng với hình cỏ cây, hoa lá, và các con vật đáng yêu. Còn người lớn thì đặt vào trong đèn hoa đăng những mẩu thông điệp được viết nắn nót, rồi thả trôi theo dòng nước hoặc thả bay lên không trung.

Bạn và gia đình đón Tết Trung Thu như thế nào? Hãy chia sẻ với chúng tôi trong phần bình luận bên dưới nhé!

 

Lin Shao

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Công ty cổ phần Legend Lacasta
Hotline
TP. Hà Nội
popup

Số lượng:

Tổng tiền: